Bộ giải pháp SDT d-Gov Development Platform v2.0
Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng CQĐT cần tuân thủ theo lộ trình và kiến trúc nhất quán, Bộ TT&TT đã ban hành Khung kiến trúc CPĐT Việt Nam (được cập nhật, nâng cấp) làm cơ sở để xây dựng Kiến trúc CPĐT cho các bộ,ngành, Kiến trúc CQĐT cho các tỉnh,thành trên cả nước.
Tuy nhiên, thực tế tại mỗi địa phương, bộ, ngành thì tài liệu Kiến trúc sau khi được ban hành (dưới dạng văn bản) có tính ứng dụng thực tiễn còn hạn chế, phần lớn vẫn mang tính lý thuyết và chưa triển khai được giải pháp nền tảng để xây dựng, phát triển các ứng dụng theo kiến trúc đã được phê duyệt. Hệ quả là đa phần các ứng dụng vẫn đang được xây dựng và phát triển thiếu tính hệ thống, thiếu tính thừa kế và nhất quán.
SDT d-Gov Development Platform v2.0 là Bộ giải pháp nền tảng để triển khai, xây dựng CQĐT, hướng tới Chính quyền số và ĐTTM.
SDT d-Gov Development Platform v2.0 được SDT thiết kế như một bộ khung với các công cụ và dịch vụ sẵn có, hỗ trợ quá trình xây dựng, phát triển các ứng dụng và HTTT một cách thuận tiện, nhất quán theo mô hình Kiến trúc CPĐT cấp bộ, CQĐT cấp tỉnh đã ban hành.
Bộ giải pháp này bao gồm các thành phần chính sau:
Các hệ thống, công cụ để triển khai và tích hợp các ứng dụng, phát triển các chức năng liên thông như: xây dựng và quản lý các quy trình nghiệp vụ; liên thông quy trình, định nghĩa và quản lý các hàm API, quản lý các dịch vụ dùng chung, dịch vụ dữ liệu...
Nền tảng này hỗ trợ cho việc triển khai nhanh chóng Trục chia sẻ tích hợp ứng dụng dùng chung cấp bộ, cấp tỉnh (LGSP);
Bao gồm các hệ thống, công cụ để triển khai và tích hợp các ứng dụng, phát triển các chức năng liên thông như: xây dựng và quản lý các quy trình nghiệp vụ; liên thông quy trình, định nghĩa và quản lý các hàm API, quản lý các dịch vụ dùng chung, dịch vụ dữ liệu... Nền tảng này hỗ trợ cho việc triển khai nhanh chóng Trục chia sẻ tích hợp ứng dụng dùng chung cấp bộ, cấp tỉnh (LGSP);
Là tập hợp các dịch vụ được xây dựng sẵn để các ứng dụng trên hệ thống CQĐT khai thác dùng chung, đồng thời cung cấp các công cụ để phát triển thêm các dịch vụ dùng chung sau này. Nền tảng này đảm bảo việc đồng nhất các chức năng dùng chung trên toàn hệ thống, tránh việc xây dựng trùng lắp và chồng chéo giữa các ứng dụng;
Đảm bảo việc mở rộng và phát triển các ứng dụng trên hệ thống CQĐT một cách dễ dàng. Nền tảng này cung cấp các công cụ như:
Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP)
Trong thực tế, mỗi cơ quan, đơn vị nhà nước nói riêng và của mỗi tỉnh thành và bộ ngành nói chung đều đầu tư cho riêng mình các HTTT trên một nền tảng và với nhiều ứng dụng sử dụng công nghệ khác nhau, định dạng dữ liệu và chuẩn giao tiếp khác nhau. Do vậy, việc tích hợp liên thông, trao đổi thông tin và chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng để phối hợp xử lý nghiệp vụ, tạo thành một HTTT đồng nhất trong nội bộ cũng như với bên ngoài là một thách thức không hề nhỏ.
Do vậy, việc xây dựng và hoàn thiện nền tảng LGSP làm cơ sở để triển khai CPĐT cấp bộ, CQĐT cấp tỉnh luôn là một trong những yêu cầu được ưu tiên hằng đầu trong các chương trình mục tiêu CNTT của cả nước do Bộ TT&TT ban hành.
Giải pháp Trục tích hợp LGSP được SDT xây dựng và phát triển trên nền tảng ESB mã nguồn mở theo mô hình kiến trúc hướng dịch vụ SOA, thừa kế các ưu điểm vượt trội đã được kiểm chứng trên thế giới. Giải pháp LGSP đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chức năng, tính năng kỹ thuật cho việc triển khai nền tảng LGSP, tuân thủ Khung Kiến trúc CPĐT do Bộ TT&TT ban hành.
Trục tích hợp LGSP có thể triển khai theo mô hình tích hợp điện toán đám mây hoặc cài đặt trực tiếp tại Trung tâm dữ liệu của khách hàng, cung cấp khả năng tích hợp và chia sẻ dữ liệu cho toàn bộ các ứng dụng và các thiết bị IoT vào trong một nền tảng duy nhất, cho phép đẩy nhanh thời gian tích hợp các ứng dụng trên nhiều nền tảng, công nghệ khác nhau, tăng năng suất hoạt động, giảm chi phí đầu tư cho khách hàng.
Các thành phần của LGSP bao gồm:
Phục vụ việc kết nối, chia sẻ các ứng dụng, dịch vụ phạm vi cấp bộ, cấp tỉnh, thành:
Hỗ trợ phát triển các ứng dụng, bao gồm các thành phần dùng chung cho các ứng dụng mà không phải xây dựng lại.
Cổng dịch vụ công trực tuyến
Việc cung cấp các DVCTT được xem là khâu then chốt trong tiến trình CCHC và triển khai CPĐT. Sử dụng DVCTT giúp giảm thời gian gửi/nhận hồ sơ, giảm công sức, giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế xã hội. Các tổ chức, doanh nghiệp và người dân có thể giao dịch 24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ đâu có kết nối internet, đồng thời giảm áp lực công việc xử lý hồ sơ giấy cho các cơ quan QLNN.
Tuy nhiên, việc triển khai DVCTT có một số khó khăn, thách thức sau:
Bộ phần mềm toàn diện của SDT bao gồm Cổng DVCTT, Hệ thống MCĐT liên thông và các Ứng dụng hỗ trợ xử lý nghiệp vụ được thiết kế trên một kiến trúc thống nhất, cung cấp các công cụ hỗ trợ tối đa cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình nộp và theo dõi hồ sơ trực tuyến cũng như các công cụ hỗ trợ xử lý nghiệp vụ cho cán bộ hành chính trong quá trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ, hệ thống kết nối chặt chẽ với các phần mềm và CSDL dùng chung khác thông qua Trục tích hợp hệ thống.
Đối với các tổ chức, doanh nghiệp và người dân (các đối tượng sử dụng DVCTT), hệ thống cung cấp một “Cổng dịch vụ công” nơi tập trung toàn bộ các DVCTT của địa phương, bộ ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sử dụng tìm kiếm, đăng ký các DVCTT, theo dõi các hồ sơ đã đăng ký, quản lý trang thông tin cá nhân (bao gồm các tài liệu và giấy tờ cá nhân) và giao tiếp với đơn vị cung cấp DVCTT.
Tương tự, đối với cán bộ, công chức, hệ thống MCĐT được cung cấp như một “Cổng thông tin Chính quyền điện tử”, là nền tảng tích hợp các ứng dụng CQĐT để tạo thành một hệ thống đồng nhất cho cán bộ ở các cấp đơn vị truy cập để xử lý, tác nghiệp. Đối với DVCTT, phân hệ Xử lý tác nghiệp cung cấp các nhóm chức năng tiếp nhận, luân chuyển, xử lý hồ sơ và thống kê báo cáo.
Bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ (và liên tục được cập nhật) theo “Bộ tiêu chí thống nhất về chức năng, tính năng kỹ thuật trong xây dựng Cổng DVCTT, hệ thống thông tin MCĐT” do Bộ TT&TT ban hành, Hệ thống của SDT còn bao gồm các tính năng nổi bật sau:
Hệ thống có thể tùy chỉnh, sửa đổi các quy trình, chức năng, báo cáo một cách linh động mà không phải tác động đến mã nguồn phần mềm:
Mô hình triển khai DVCTT của SDT không chỉ có việc đăng ký DVCTT và luân chuyển xử lý hồ sơ, mà thêm vào đó, mỗi DVCTT đều có ứng dụng hỗ trợ xử lý nghiệp vụ đi kèm (ví dụ: các DVCTT Hộ tịch như Đăng ký khai sinh, Kết hôn bao gồm ứng dụng quản lý khai sinh, kết hôn tương ứng đi kèm).
Hệ thống một cửa điện tử
Hệ thống cung cấp các nhóm chức năng/tiện ích cho CB quản lý quá trình tiếp nhận - luân chuyển - xử lý hồ sơ DVC, các công cụ theo dõi, báo cáo, thống kê cho các cấp lãnh đạo.
Hệ thống MCĐT liên thông giúp quá trình xử lý hồ sơ được quản lý xuyên suốt.
TIẾP NHẬN HỒ SƠ
LUÂN CHUYỂN XỬ LÝ HỒ SƠ
PHÊ DUYỆT HỒ SƠ
TRẢ KẾT QUẢ
Nền tảng Công dân số - My Portal
Trong những năm qua, các tỉnh thành phố đã không ngừng đầu tư, nâng cấp các ứng dụng, các giải pháp, các hệ thống thông tin, CSDL với mục tiêu ngày càng nâng cao năng lực quản lý điều hành của chính quyền, cung cấp thông tin, thủ tục hành chính, các dịch vụ công nhằm phục vụ các nhu cầu của tổ chức, doanh nghiệp và người dân ngày càng tốt hơn.
Mặc dù vậy, các hệ thống ứng dụng này vẫn chưa đáp ứng dầy đủ các nhu cầu thiết thực của người dân, cụ thể:
Do vậy, cần có một Hệ thống tích hợp và đồng bộ các ứng dụng, tiện ích, dữ liệu hiện có, đồng thời, xây dựng bổ sung các ứng dụng, tiện ích mới nhằm cung cấp cho công dân một môi trường sử dụng đồng nhất, khai thác và sử dụng dễ dàng các dịch vụ, dữ liệu do chính quyền cung cấp. Đó là Nền tảng Công dân số - My Portal.
Nền tảng Công dân số (My Portal) là một thành phần của hệ thống CQĐT tỉnh, thành phố, được thiết kế tích hợp với các hệ thống phần mềm, CSDL liên quan theo kiến trúc CQĐT của tỉnh, thành phố đã ban hành, cụ thể: Tích hợp và đồng bộ dữ liệu toàn bộ các ứng dụng và CSDL của chính quyền (hệ thống eGov, hệ thống MCĐT, Cổng DVCTT, LGSP, các ứng dụng hỗ trợ xử lý nghiệp vụ, ứng dụng góp ý, Cổng dịch vụ dữ liệu, website các sở ngành và các CSDL hiện có). Các giải pháp áp dụng bao gồm:
Áp dụng nền tảng, ngôn ngữ lập trình Liferay Portal và Hệ quản trị CSDL MySQL phiên bản mới nhất cho hệ thống My Portal để đảm bảo tương thích và dễ dàng tích hợp với nền tảng CQĐT tỉnh, thành phố (eGov Platform) cũng như với các ứng dụng dùng chung và chuyên ngành đã triển khai trên hệ thống eGov của tỉnh, thành phố (phát triển trên nền tảng Liferay portal).
Thông tư số 13/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 quy định các yêu cầu kỹ thuật về kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với CSDL quốc gia và Thông tư 39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2017 công bố danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, bao gồm các tiêu chuẩn về kết nối, tích hợp dữ liệu, truy cập thông tin, bảo mật thông tin và an toàn thông tin.
Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
GIS ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào nhiều lĩnh vực để nâng cao hiệu quả công tác QLNN. Tuy nhiên, thực tế phần lớn các địa phương vẫn chưa có định hướng chiến lược hoặc chương trình tổng thể về phát triển và ứng dụng GIS. Các lĩnh vực (như đất đai, tài nguyên, môi trường…) đang ứng dụng GIS một cách cục bộ, rời rạc, chưa liên kết, tích hợp được với nhau để tạo thành một hệ thống GIS toàn diện cho địa phương.
SDT cung cấp giải pháp toàn diện về GIS, từ khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu, thành lập bản đồ cho đến phát triển các phần mềm ứng dụng và đào tạo, chuyển giao. Các ứng dụng này hoạt động trên nền tảng CNTT, thiết bị di động và điện toán đám mây.
SDT cung cấp sản phẩm GIS nền và các sản phẩm GIS chuyên ngành được phát triển theo đặc thù địa lý của mỗi địa phương, tích hợp và kết nối trên một nền tảng GIS đồng nhất, phân cấp chia sẻ trên toàn địa bàn, được phát triển trên công nghệ mã nguồn mở theo định hướng xây dựng ĐTTM.
Bao gồm bản đồ nền, ảnh vệ tinh, các lớp GIS cơ sở như: sông, hồ, đường giao thông, vùng hành chính, … và các công cụ quản lý, khai thác, cập nhật, bản đồ. Cung cấp các dịch vụ API (API phân tích không gian, chuyển đổi hệ tọa độ, khai thác, cập nhật dữ liệu...) GIS nền là nền tảng để phát triển và tích hợp các lớp GIS chuyên ngành.
Thiết kế bản đồ chuyên đề, chuẩn hóa dữ liệu không gian, chuyển đổi dữ liệu, tích hợp dữ liệu, thiết kế CSDL GIS, Geodatabase, tích hợp CSDL GIS với các CSDL khác. Cung cấp các ứng dụng quản lý chuyên ngành bằng GIS như: cấp phép xây dựng, cấp GCNQSDĐ, quản lý mạng lưới điện, quản lý mạng lưới thoát nước…
Kho dữ liệu và hệ thống báo cáo thông minh
Các CSDL phát sinh từ các HTTT chuyên ngành như Giáo dục, Y tế, Đất đai, Thuế… thường được lưu trữ phân tán, rải rác, rời rạc và thiếu liên kết giữa các ngành, các cấp. Mặt khác, các CSDL này sử dụng các công nghệ kỹ thuật quản lý dữ liệu khác nhau, không có 01 từ điển định nghĩa đồng nhất các loại dữ liệu, do đó việc thu thập, tích hợp và đồng bộ dữ liệu để tạo nền tảng thông tin nhằm đáp ứng các nhu cầu làm báo cáo và phân tích không thực hiện được hoặc phải thực hiện một cách thủ công, thiếu chính xác và không kịp thời.
Nhằm đáp ứng nhu cầu này, Chính phủ đã triển khai “Đề án đơn giản hoá chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước” để kịp thời chỉ đạo các địa phương, các bộ ngành ứng dụng CNTT trong thực hiện chế độ báo cáo của mình. Tuy nhiên, thực tế do chưa có Kho dữ liệu dùng chung nên việc chia sẻ, liên kết thông tin không đáp ứng được yêu cầu xây dựng một hệ thống báo cáo toàn diện, không xây dựng được các công cụ thống kê và các báo cáo chung hiệu quả để phục vụ quản lý điều hành cho các cấp lãnh đạo.
Mô hình thiết kế Hệ thống kho dữ liệu và báo cáo thông minh (DWH & BI) của SDT được mô tả như sau:
Nhằm đảm bảo mô hình thiết kế của Hệ thống DWH & BI tương thích với Kiến trúc CPĐT cấp bộ - CQĐT cấp tỉnh, thì các tương tác giữa các hệ thống khác bên ngoài với Hệ thống Kho dữ liệu đều thông qua Nền tảng LGSP, cụ thể như sau:
Kho dữ liệu và Báo cáo thông minh của SDT bao gồm 2 thành phần chính:
Được thiết kế, triển khai trên một nền tảng công nghệ hiện đại, cho phép lưu trữ các loại dữ liệu đa dạng. Các công cụ thực hiện tích hợp dữ liệu (bao gồm dữ liệu cấu trúc và phi cấu trúc) đến từ nhiều nguồn khác nhau vào một cơ sở lưu trữ tổng hợp để có thể chỉnh sửa, truy cập, và phân loại nhanh chóng:
Hệ thống báo cáo thông minh kết hợp với Kho dữ liệu tạo thành một quy trình báo cáo tích hợp công nghệ, kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồ đến từ nhiều nguồn khác nhau và khai thác Kho dữ liệu một cách hiệu quả, tổng hợp, xử lý và cung cấp những thông tin mới giúp cho các cấp lãnh đạo có thể đưa ra các quyết định hiệu quả hơn trong hoạt động lãnh đạo, điều hành của mình:
Ứng dụng di động thông minh (Smart App. for Mobile)
Với việc phổ cập của điện thoại thông minh và máy tính bảng, việc sử dụng các thiết bị này để khai thác các dịch vụ của chính quyền và giao tiếp với các CQNN là nhu cầu ngày càng thiết yếu của tổ chức, doanh nghiệp và người dân cũng như với các cán bộ, công chức.
Ngày nay, phần lớn các ứng dụng web được thiết kế để tiện dụng trên tất cả các thiết bị và độ phân giải màn hình. Tuy nhiên, việc sử dụng các thiết bị di động để thực hiện các thao tác trên trình duyệt web (ví dụ đăng ký DVCTT, gửi các góp ý, phản ánh, theo dõi trạng thái hồ sơ, nhận các thông báo, nhắc việc…) gặp nhiều khó khăn và bất tiện.
Các ứng dụng hỗ trợ xử lý nghiệp vụ
Song song với việc quản lý quá trình xử lý hồ sơ dịch vụ công, hệ thống cung cấp các ứng dụng chuyên ngành tương ứng với từng lĩnh vực, như:
Các ứng dụng Hỗ trợ xử lý nghiệp vụ hỗ trợ cán bộ từng bước trong quá trình xử lý hồ sơ (như tạo các dự thảo, in các kết quả đầu ra theo phôi mẫu, ..) và quản lý dữ liệu chuyên ngành của lĩnh vực tương ứng.
Hệ thống thông tin báo cáo chỉ đạo điều hành
Hệ thống này bao gồm các tính năng nổi bật sau:
- Đảm bảo khả năng kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, đáp ứng yêu cầu nhận báo cáo được giao từ Văn phòng Chính phủ về tỉnh/thành phố, gửi các báo cáo từ tỉnh/thành phố lên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung của Văn phòng Chính phủ (VDXP) và các hệ thống thông tin quốc gia khác thông qua NGSP.
- Để đảm bảo hiệu năng đối với các báo cáo cần tổng hợp số lượng lớn dữ liệu, hệ thống thiết lập Kho báo cáo dữ liệu là các dữ liệu được tổng hợp trước từ hệ thống CQĐT tỉnh/thành phố theo cấu trúc, yêu cầu của báo cáo, các dữ liệu này được thiết để lập cập nhật định kỳ theo lịch (ví dụ hằng ngày, vào lúc 0 giờ).
- Tích hợp chặt chẽ với với nền tảng CQĐT tỉnh/thành phố thông qua trục LGSP, khai thác CSDL dùng chung, đảm bảo liên thông, chia sẻ dữ liệu với các ứng dụng, CSDL trên toàn hệ thống thông tin CQĐT tỉnh/thành phố, phù hợp với khung kiến trúc chính quyền điện tử đã ban hành.
Mô hình tổng thể hệ thống thông tin báo cáo chỉ đạo điều hành
Phân hệ phân tích, vẽ biểu đồ
Phần mềm vẽ biểu đồ hệ thống thông tin báo cáo được xây dựng có khả năng tích hợp với Hệ thống thông tin báo cáo (HTTT báo cáo) của thành phố Đà Nẵng đã triển khai trong năm 2020 với mục đích tổng hợp dữ liệu hiện có (bao gồm dữ liệu của HTTT báo cáo và các HTTT/CSDL khác trên hệ thống CQĐT thành phố) để tạo các biểu đồ, dashboard nhằm hiển thị trực quan số liệu theo nhiều goc nhìn và mục đích khác nhau, phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của cấp lãnh đạo.
1. Sự cần thiết của phần mềm vẽ biểu đồ hệ thống thông tin báo cáo:
- Triển khai thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, UBND thành phố, cụ thể: Quyết định số 451/QĐ-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của Cơ quan hành chính nhà nước; Quyết định số 754/QĐ-BTTTT ngày 22/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của Cơ quan hành chính nhà nước và Quyết định số 451/QĐ-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
HTTT báo cáo khi đã đưa vào vận hành tại tất cả các đơn vị nhà nước trên địa bàn thành phố sẽ hình thành một số lượng dữ liệu khổng lồ, đã dạng, chính xác và thường xuyên được cập nhật ở tất cả các lĩnh vực về kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, trong năm 2020, thành phố đã và đang xây dựng Trung tâm điều hành thông minh (IOC) và MiniIOC để phục vụ việc giám sát, theo dõi nhiều mặt nhằm vận hành thành phố hiệu quả theo mô hình đô thị thông minh. Việc khai thác các nguồn dữ liệu này nhằm kịp thời cập nhật tình hình biến động các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, thông qua MiniIOC và IOC, sẽ phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo UBND thành phố, Lãnh đạo các sở, ngành, địa phương là rất cần thiết.
Phương án khả thi là xây dựng phân hệ khai thác dữ liệu từ HTTT báo cáo thành phố, hỗ trợ lãnh đạo ra quyết định, bao gồm: (1) Xây dựng các loại biểu đồ và dashboard trực quan; (2) Xây dựng kho dữ liệu lưu trữ từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau; (3) Có tính năng phân tích số liệu chuyên sâu.
Từ những lý do trên, việc đầu tư Phân hệ phân tích, vẽ biểu đồ số liệu kinh tế - xã hội phục vụ chỉ đạo điều hành cho HTTT báo cáo của các địa phương như thành phố Đà Nẵng là rất cần thiết để phục vụ ngày càng tốt hơn công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo UBND thành phố đối với các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn. Đồng thời kịp thời triển khai các nhiệm vụ do Chính phủ giao trong năm 2021.
2. Các chức năng chung của hệ thống
1 |
Thiết kế biểu đồ từ số liệu trên Hệ thống thông tin báo cáo thành phố đã xây dựng |
|
|
Hệ thống cho phép người quản trị định nghĩa các biểu đồ từ nguồn dữ liệu trên HTTT báo cáo thành phố đã xây dựng, bao gồm các tùy chọn: |
|
1.1 |
Thiết kế biểu đồ theo mẫu báo cáo: |
Tùy chọn này cho phép chọn các tham số để tạo biểu đồ từ một mẫu báo cáo đã được định nghĩa trên HTTT báo cáo của thành phố, quá trình tạo biểu đồ thực hiện trình tự như sau: |
1.2 |
Thiết kế biểu đồ theo các chỉ tiêu báo cáo |
Tương tự như chọn mẫu báo cáo, hệ thống cho phép chọn các chỉ tiêu trong danh sách chỉ tiêu đã định nghĩa trên hệ thống báo cáo để lập biểu đồ, sau khi định nghĩa hệ thống sẽ căn cứ số liệu các chỉ tiêu với các tham số đầu vào đã định nghĩa trong quá trình lập biểu đồ để lấy dữ liệu trên HTTT báo cáo. |
2 |
Thiết kế biểu đồ từ số liệu của hàm API thông qua LGSP thành phố |
Hệ thống cho phép định nghĩa các biểu đồ từ nguồn dữ liệu của các API, các API này được thiết lập trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của thành phố. Các nguồn dữ liệu này có thể là: |
3 |
Thiết kế biểu đồ từ số liệu của file Excel |
Hệ thống cho phép import số liệu từ một file excel, dữ liệu sau khi import sẽ hiển thị theo hàng cột của file excel tương ứng, cho phép người dùng chọn chiều hiển thị (X, Y) và các tùy chọn khác tương tự như trên. |
4 |
Quản lý các biểu đồ đã thiết kế |
Hệ thống cung cấp các chức năng cho phép người quản trị quản lý các biểu đồ đã thiết kế, bao gồm: |
5 |
Quản lý bảng thông tin Chỉ đạo điều hành (dashboard) |
|
|
Dashboard là tổng hợp của một số biểu đồ đã thiết kế, được sắp xếp để cùng được hiển thị trên một màn hình trực quan nhằm thể hiện thông tin từ nhiều khía cạnh để dễ theo dõi, so sánh, đánh giá phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành. |
|
5.1 |
Thiết kế Dashboard |
Hệ thống cho phép người quản trị thiết kế nhiều Dashboard để phục vụ cho các nhóm người dùng khác nhau hoặc cho mỗi đơn vị, cấp đơn vị khác nhau. |
5.2 |
Quản lý các Dashboard đã thiết kế |
Cung cấp các chức năng cho phép người quản trị quản lý các Dashboard đã thiết kế, bao gồm: |
6 |
Quản trị hệ thống |
Chức năng quản trị hệ thống sẽ được tích hợp vào phần quản trị hệ thống của HTTT báo cáo thành phố, nhóm quản trị hệ thống biểu đồ sẽ bao gồm các nhóm chức năng: |
7 |
Thiết kế sẵn các biểu đồ và Dashboard |
Xây dựng dashboard chung, trong đó bao gồm biểu đồ đối với tất cả báo cáo có số liệu phát sinh trên Hệ thống thông tin báo cáo (22 mẫu báo cáo theo Quyết định số 40/2019/QĐ-UBND và các mẫu báo cáo khác, nếu có), đồng thời sử dụng chức năng nhập số liệu từ CSDL ngoài (thông qua NGSP và file csv, excel) để vẽ biểu đồ tình hình sử dụng hệ thống Quản lý văn bản và điều hành toàn thành phố (so sánh số liệu giữa các tháng trong năm 2021, giữa các năm 2018-2021) và tình hình triển khai DVCTT thành phố (sử dụng tệp tin excel tổng hợp từ phần mềm Một cửa điện tử, Cổng DVCTT thành phố). |
8 |
Thiết kế phân hệ biểu đồ theo dạng module độc lập |
Phân hệ phân tích, vẽ biểu đồ số liệu kinh tế - xã hội phục vụ chỉ đạo điều hành là phân hệ được tích hợp HTTT báo cáo thành phố nhưng cần phải được thiết kế theo dạng module độc lập để các ứng dụng, HTTT khác trên hệ thống CQĐT thành phố có thể dễ dàng tích hợp (ví dụ: trang thông tin điện tử các sở, ban, ngành), vì vậy trong quá trình thiết kế, xây dựng cần đảm bảo: |
3. Các chức năng của phần mềm
TT |
Chức năng |
Phân loại |
I |
Thiết kế biểu đồ |
|
1 |
Quản trị báo cáo (QTBC) có thể thiết kế biểu đồ theo mẫu báo cáo đã thiết kế trên HTTT báo cáo |
Hệ thống hiển thị các chỉ tiêu và thuộc tính của báo cáo đã chọn, QTBC chọn một hoặc nhiều chỉ tiêu, thuộc tính để làm dữ liệu đầu vào cho báo cáo QTBC chọn các tham số khác, bao gồm: Tham số về thời gian để lấy dữ liệu (theo kỳ báo cáo); QTBC lựa chọn kiểu biểu đồ, hệ thống cho phép chọn nhiều kiểu biểu đồ phổ biển như: Bar, Line, Pie, … QTBC chọn màu sắc cho biểu đồ (màu nền, màu trong vùng biểu đồ) |
2 |
QTBC có thể thiết kế biểu đồ theo các chỉ tiêu báo cáo đã định nghĩa trên HTTT báo cáo |
Hệ thống hiển thị các chỉ tiêu và thuộc tính của báo cáo đã chọn, QTBC chọn một hoặc nhiều chỉ tiêu, thuộc tính để làm dữ liệu đầu vào cho báo cáo QTBC chọn các tham số khác, bao gồm: Tham số về thời gian để lấy dữ liệu (theo kỳ báo cáo); QTBC lựa chọn kiểu biểu đồ, hệ thống cho phép chọn nhiều kiểu biểu đồ phổ biển như: Bar, Line, Pie, … QTBC chọn màu sắc cho biểu đồ (màu nền, màu trong vùng biểu đồ) |
3 |
QTBC có thể có thể thiết kế biểu đồ theo hàm API |
Hệ thống hiển thị các loại giá trị sẽ trả về từ API đã dọn, QTBC chọn một hoặc nhiều giá trị để làm dữ liệu đầu vào cho báo cáo QTBC chọn các tham số khác tương ứng với tham số cần phải thiết lập để làm đầu vào cho API QTBC lựa chọn kiểu biểu đồ, hệ thống cho phép chọn nhiều kiểu biểu đồ phổ biển như: Bar, Line, Pie, … QTBC chọn màu sắc cho biểu đồ (màu nền, màu trong vùng biểu đồ) |
4 |
QTBC có thể thiết kế biểu đồ theo file excel |
Hệ thống đáp ứng được cho người QTBC thiết kế biểu đồ từ số liệu của file Excel QTBC lựa chọn kiểu biểu đồ, hệ thống cho phép chọn nhiều kiểu biểu đồ phổ biển như: Bar, Line, Pie, … QTBC chọn màu sắc cho biểu đồ (màu nền, màu trong vùng biểu đồ) |
II |
Quản lý biểu đồ đã thiết kế |
|
5 |
QTBC có thể quản lý danh sách biểu đồ đã thiết kế |
Cho phép lọc biểu đồ theo nhóm biểu đồ Cho phép lọc biểu đồ theo loại dữ liệu đầu vào cho biểu đồ (Mẫu báo cáo; Chỉ tiêu báo cáo; API) Cho phép tìm biểu đồ theo từ khóa (tìm theo tên biểu đồ, tiêu đề biểu đồ) |
6 |
QTBC có thể Sửa biểu đồ |
Hệ thống hiển thị màn hình cho phép sửa các thông số cho biểu đồ (tương tự màn hình thiết kế) QTBC sửa các thông số biểu đồ và lưu lại vào hệ thống |
7 |
QTBC có thể Xóa biểu đồ |
Hệ thống hiển thị màn hình xác nhận thao tác xóa, QTBC chọn chấp nhận hoặc hủy thao tác Hệ thống xóa biểu đồ đã thiết kế (nếu chọn xác nhận) |
8 |
QTBC có thể Xem biểu đồ |
Hệ thống hiển thị màn hình xem biểu đồ (tương tự màn hình xem biểu đồ của cán bộ được phân quyền) |
III |
Quản lý bảng thông tin chỉ đạo điều hành (Dashboard) |
|
9 |
QTBC có thể thiết kế Dashboard từ việc tổng hợp các biểu đồ đã thiết kế |
Hệ thống hiển thị danh sách các biểu đồ đã kế để QTBC lựa chọn đưa vào Dashboard Cho phép thêm, bớt biểu đồ vào Dashboad Cho phép sắp xếp vị trí hiển thị biểu đồ trên Dashboard Đặt tên cho Dashboard Nhập tiêu đề (ghi chú) cho Dashboard Cho phép chọn màu nền cho Dashboard Cho phép QTBC xem trước (preview) Dashboard, hệ thống hiển thị Dashboard theo các tùy chọn đã thiết kế |
10 |
QTBC có thể quản lý danh sách Dashboard |
Cho phép tìm biểu đồ theo từ khóa (tìm theo tên biểu đồ, tiêu đề biểu đồ) |
11 |
QTBC có thể Sửa Dashboard |
Hệ thống hiển thị màn hình cho phép sửa các thông số cho Dashboard (tương tự màn hình thiết kế) QTBC sửa các thông số Dashboard và lưu lại vào hệ thống |
12 |
QTBC có thể Xóa Dashboard |
Hệ thống hiển thị màn hình xác nhận thao tác xóa, QTBC chọn chấp nhận hoặc hủy thao tác Hệ thống xóa Dashboard đã thiết kế (nếu chọn xác nhận) |
13 |
QTBC có thể Xem Dashboard |
Hệ thống hiển thị màn hình xem Dashboard (tương tự màn hình xem Dashboard của cán bộ được phân quyền) |
IV |
Xem biểu đồ |
|
14 |
Cán bộ có thể quản lý các biểu đồ được phân quyền xem |
Cho phép lọc biểu đồ theo nhóm biểu đồ Cho phép lọc biểu đồ theo loại dữ liệu đầu vào cho biểu đồ (Mẫu báo cáo; Chỉ tiêu báo cáo; API) Cho phép tìm biểu đồ theo từ khóa (tìm theo tên biểu đồ, tiêu đề biểu đồ) |
15 |
Cán bộ có thể xem biểu đồ |
Cán bộ nhập, lựa chọn các tham số đầu vào để hệ thống lấy dữ liệu tạo biểu đồ (nếu đây là loại biểu đồ có tùy chọn nhập các tham số đầu vào) Hệ thống tổng hợp dữ liệu và hiển thị biểu đồ trên màn hình cho cán bộ xem |
16 |
Cán bộ có thể tùy chỉnh xem biểu đồ |
Cho phép cán bộ chọn các trường, bỏ chọn các trường khỏi biểu đồ (các trường bào gồm hàng và cột) Cho phép thêm, bớt một cột (từ danh sách các cột hiện có) Cho phép thêm, bớt một hàng (từ danh sách các hàng hiện có) |
17 |
Cán bộ có thể Export biểu đồ |
Cho phép cán bộ export biểu đồ ra file pdf Cho phép cán bộ export biểu đồ ra file dạng ảnh |
V |
Xem Dashboard |
|
18 |
Cán bộ có thể quản lý các Dashboard được phân quyền xem |
Cho phép tìm Dashboard theo từ khóa (tìm theo tên Dashboard, tiêu đề Dashboard) |
19 |
Cán bộ có thể xem Dashboard |
Cán bộ nhập, lựa chọn các tham số đầu vào để hệ thống lấy dữ liệu tạo Dashboard (nếu đây là loại Dashboard có tùy chọn nhập các tham số đầu vào) Hệ thống tổng hợp dữ liệu và hiển thị Dashboard trên màn hình cho cán bộ xem |
20 |
Cán bộ có thể Export Dashboard |
Cho phép cán bộ export Dashboard ra file pdf Cho phép cán bộ export Dashboard ra file dạng ảnh |
VI |
Quản trị hệ thống |
|
21 |
Quản trị hệ thống có thể quản lý danh mục Nhóm biểu đồ |
Cho phép tìm kiếm nhóm biểu đồ theo tên Cho phép tạo mới một nhóm biểu đồ (bao gồm các thông tin như Mã, Tên, Ghi chú) Cho phép sửa một nhóm biểu đồ Cho phép xóa một nhóm biểu đồ |
22 |
Quản trị hệ thống có thể phân quyền xem biểu đồ |
QTHT chọn một Biểu đồ để phân quyền Cho phép phân quyền Biểu đồ theo cán bộ Cho phép phân quyền Biểu đồ theo đơn vị |
23 |
Quản trị hệ thống có thể phân quyền xem Dashboard |
QTHT chọn một Dashboard để phân quyền Cho phép phân quyền Dashboard theo cán bộ Cho phép phân quyền Dashboard theo đơn vị |
4. Các đặc tính phi chức năng
4.1. Các đặc tính chung
- Đáp ứng tiêu chí khách quan, hướng tới một hệ thống mở.
- Có khả năng kế thừa, nâng cấp, mở rộng hệ thống trong quá trình sử dụng.
- Có kiến trúc, thiết kế mở để dễ dàng nâng cấp đáp ứng sự mở rộng về quy mô của tổ chức, công việc, dẫn tới mở rộng mức độ nghiệp vụ, số lượng người tham gia hệ thống, dung lượng lưu trữ dữ liệu.
- Có khả năng cài đặt và vận hành tốt trên trên môi trường hệ điều hành nền cơ bản như MS Windows Server, Linux…
4.2. Các đặc tính kỹ thuật
- Đáp ứng khả năng cài đặt trong những hệ thống mạng có phân vùng bảo mật nhiều lớp, có khả năng tích hợp và xác thực thông qua các hệ thống danh bạ điện tử như AD, LDAP.
- Có khả năng kết nối và gửi nhận dữ liệu qua mạng diện rộng, tối thiểu đáp ứng với các hạ tầng đường truyền khác nhau như ADSL, Dial-up, ...
- Hệ thống có khả năng cài đặt theo mô hình máy chủ ứng dụng và máy chủ cơ sở dữ liệu.
- Hệ thống có khả năng triển khai mở rộng thêm các điểm kết nối vào hệ thống mà không làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.
- Hệ thống có khả năng cài đặt theo mô hình máy chủ chính, máy chủ dự phòng và mô hình nhiều máy chủ chạy song song để đảm bảo cơ chế cân bằng tải, tự phục hồi, sao lưu dữ liệu tức thời giữa máy chủ chính và máy chủ dự phòng.
- Hệ thống có cung cấp công cụ để sao lưu dữ liệu định kỳ và đột xuất.
- Hệ thống có cơ chế phục hồi dữ liệu khi hệ thống gặp sự cố.
- Hệ thống có cung cấp cơ chế theo dõi, giám sát thông tin truy nhập của người dùng theo phiên làm việc để phục vụ truy vết khi hệ thống mất an toàn thông tin.
- Hệ thống có cung cấp cơ chế ghi nhật ký hoạt động của từng thành phần cấu thành hệ thống để phục vụ công tác chẩn đoán và sửa chữa lỗi khi hệ thống gặp sự cố bất thường.
4.3. Các đặc tính về lưu trữ dữ liệu
- Hệ cơ sở dữ liệu được trang bị các tính năng bảo mật đặc biệt để đảm bảo việc bảo vệ dữ liệu tuyệt đối;
- Hệ thống cung cấp cơ chế sao lưu dữ liệu định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu.
- Cơ sở dữ liệu (CSDL) của hệ thống có khả năng lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn theo thực tế của cơ quan nhà nước, tính ổn định cao.
- Đáp ứng cơ chế lưu trữ, khai thác CSDL theo thời gian để giảm tải dung lượng, tuy nhiên vẫn đảm bảo cơ chế tìm kiếm, tra cứu dữ liệu thông suốt trên toàn bộ các CSDL
4.4. Các đặc tính về an toàn bảo mật
- Đáp ứng khả năng an toàn, bảo mật thông tin theo nhiều mức: mức mạng, mức xác thực người dùng và mức CSDL.
- Đáp ứng khả năng bảo mật tại mức chứng thực của các máy chủ trong toàn hệ thống.
- Toàn bộ các dữ liệu cần quản lý được lưu trong CSDL hoặc thư mục, được mã hóa và phân quyền truy cập chặt chẽ.
- Hệ thống sử dụng đầy đủ các giải pháp công nghệ nhằm tăng cường bảo mật và đảm bảo tính an toàn, toàn vẹn dữ liệu hệ thống;
- Các giải pháp sử dụng:
+ Mã hóa dữ liệu khi lưu trong CSDL, đặc biệt là các dữ liệu cá nhân, thông tin chuyên ngành đặc thù, các dữ liệu quan trọng yêu cầu phải bảo mật cao;
+ Thiết lập an ninh cho máy chủ;
+ Sao chép dữ liệu định kỳ;
+ Thực hiện cơ chế kiểm soát truy cập, từ chối các truy cập chưa được cấp quyền.
- Cơ chế tự động đăng xuất khi người dùng không sử dụng hoặc không tương tác với hệ thống trong khoảng thời gian quy định do người quản trị hệ thống cấu hình;
- Quy định độ dài của mật khẩu, chữ hoa, chữ thường, ký tự đặc biệt và các cơ chế kiểm tra độ phức tạp của mật khẩu.
4.5. Các đặc tính về giao diện
- Các chức năng sử dụng trên giao diện được thiết kế khoa học, hướng người dùng đáp ứng phục vụ tất cả các nhu cầu quản lý, gửi nhận báo cáo của cơ quan.
- Chỉ hiển thị các chức năng tương ứng vai trò, quyền hạn của người dùng, giúp người dùng sử dụng dễ dàng và hiệu quả.
- Sử dụng công nghệ Web-based, hỗ trợ người dùng cuối sử dụng thiết bị cầm tay thông minh với màn hình khổ rộng ví dụ iPhone, iPad, ... thông qua các trình duyệt web thông dụng
- Hệ thống sử dụng Font tiếng Việt theo chuẩn Unicode TCVN 6909:2001 thống nhất trong toàn bộ giao diện với người dùng và người quản trị hệ thống.
- Các báo cáo đưa ra theo đúng chuẩn quy định mà đơn vị đang sử dụng, cho phép kết xuất thông tin báo cáo sang một số định dạng phổ biến: excel, word, pdf...;
- Có chức năng trợ giúp và hướng dẫn sử dụng;
- Hệ thống được xây dựng theo mô hình 3 lớp và giao diện sử dụng cuối là web browser.
4.6. Các đặc tính về trao đổi, tích hợp
- Có khả năng tích hợp với các hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ sử dụng định dạng trao đổi báo cáo thống nhất erXML (theo mô tả trong công văn số 598/VPCP-KSTT ngày 22/01/2020 của Văn phòng chính phủ về việc hướng dẫn xây dựng, kết nối Hệ thống thông tin báo cáo của bộ, ngành, địa phương với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ).
- Có khả năng kết nối, tích hợp với hệ thống thông báo tự động bằng tin nhắn SMS hoặc Email để thông báo/nhắc việc/cảnh báo theo vai trò (cân nhắc mục đích sử dụng trong trường hợp thông báo/nhắc việc)
- Có khả năng kết nối, tích hợp với nền tảng xác thực điện tử dùng chung VnConnect để hỗ trợ việc xác thực, đăng nhập một lần (SSO)
4.7. Hệ thống sẵn sàng để triển khai với IPv6.
4.8. Các đặc tính về tốc độ xử lý
- Hệ thống có khả năng phản hồi lại thông tin đã tiếp nhận yêu cầu xử lý từ phía người sử dụng là 3 giây (s);
- Hệ thống có khả năng hiện thị đầy đủ trang thông tin/cổng thông tin điện tử là 3 giây (s);
- Hệ thống có khả năng gửi kết quả tìm kiếm thông tin là 10 giây (s).
5. Các dịch vụ khác cung cấp theo yêu cầu khách hàng:
- Tổ chức tối thiểu 02 lớp đào tạo; - Thời lượng đào tạo: 01 lớp/buổi;
- Số lượng: 01 lớp cho tối thiểu 08 quản trị hệ thống, 01 lớp cho tối thiểu 16 quản trị thiết kế;
(Download nội dung HTTT báo cáo chỉ đạo điều hành và Phân hệ phân tích - Vẽ biểu đồ tại đây)
Giải pháp số hóa và quản lý tài liệu lưu trữ
- Số hóa tài liệu
- Phần mềm quản lý hồ sơ, dữ liệu điện tử
- Các tính năng phần mềm
+ Chia sẻ thông tin hồ sơ đã được số hóa các hệ thống khác khai thác.
+ Tích hợp thông tin hồ sơ từ các hệ thống bên ngoài vào CSDL hồ sơ
Phầm mềm quản lý hồ sơ người có công với cách mạng
Hiện nay, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội của nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước có nhiều lĩnh vực liên quan đến an sinh xã hội nhưng vẫn chưa có phần mềm quản lý, chưa được số hoá dữ liệu, trong khi đó đối tượng quản lý lớn, việc cập nhật biến động đối tượng đang chủ yếu thực hiện theo phương pháp thủ công nên việc quản lý, theo dõi, thực hiện các chính sách của nhà nước còn nhiều khó khăn.
Riêng lĩnh vực người có công với cách mạng, mỗi tỉnh thành có cả hàng chục ngàn hồ sơ, bao gồm hồ sơ người hoạt động cách mạng, hồ sơ liệt sĩ, hồ sơ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bồ sơ bệnh binh, hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị địch bắt đi tù đày, hồ sơ người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và đối tượng chính sách các loại, hồ sơ bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Hiện tại, việc cập nhật thông tin đối tượng chủ yếu quản lý bằng phần mềm bảng tính Excel và lưu hồ sơ giấy, chưa được số hóa hồ sơ, chưa có phần mềm quản lý thống nhất trên toàn tỉnh, thành phố. Do đó, khi cần tìm kiếm hồ sơ để giải quyết các chế độ gặp nhiều bất cật sau:
- Mất nhiều thời gian tra cứu, hồ sơ dễ hư hỏng, chưa đảm bảo cho thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 4;
- Công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, không đồng bộ, thống nhất trên toàn tỉnh, thành phố;
- Hàng năm, Sở LĐTB&XH phải cung cấp số liệu về lĩnh vực của ngành song chất lượng báo cáo chưa cao, số liệu chưa đầy đủ, kịp thời, chưa có quy định cụ thể về chia sẻ thông tin, khai thác thông tin.
Do vậy, cần có một ứng dụng phần mềm ưu việt và dễ sử dụng giúp quá trình quản lý, số hóa dữ liệu hồ sơ một cách khoa học, đầy đủ và thuận tiện; kịp thời thống kê, trích xuất dữ liệu báo cáo nhanh chóng và chính xác cho các cấp Lãnh đạo, qua đó nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý, giúp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội cho người dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, góp phần phát triển trong công cuộc phát triển Chính phủ điện tử phục vụ cho người dân. Đó là lý do ra đời Phần mềm quản lý hồ sơ người có công với cách mạng.
- Quản lý hồ sơ của 18 loại đối tượng người có công với cách mạng (theo Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 ngày 9/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Ưu đãi người có công với cách mạng có hiệu lực từ 1/7/2021) và các đối tượng khác hưởng trợ cấp theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ (bao gồm: QĐ số 40/2011/QĐ-TTg; QĐ số 142/2008/QĐ-TTg; QĐ số 53/2010/QĐ-TTg; QĐ số 62/2011/QĐ-TTg, QĐ số 290/2005/QĐ-TTg; QĐ số 24/2016/QĐ-TTg và QĐ số 57/2013/QĐ-TTg)
- Quản lý chi trả cho người có công, thân nhân người có công theo quy định hiện hành.
- Cung cấp các biểu mẫu để người dùng có thể thêm mới, cập nhật, sửa đổi, xem chi tiết hồ sơ theo quy định;
- Cung cấp các chức năng thống kê và xuất, in báo cáo theo nhiều tiêu chí tùy chọn, thuận tiện cho các cấp Lãnh đạo và cán bộ xử lý nghiệp vụ.
- Có thể kết nối với nền tảng LGSP trong mô hình chính quyền điện tử của tỉnh để chia sẻ, tích hợp dữ liệu.
- Tích hợp với hệ thống xác thực, đăng nhập một lần (SSO) của tỉnh, thành phố.
- Sử dụng các CSDL danh mục dùng chung trong hệ thống CSDL dùng chung của tỉnh thành phố để đảm bảo tính thống nhất nhất trên toàn địa bàn.
- Đảo đảm tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử của tỉnh thành phố đã ban hành.
- Áp dụng công nghệ mới nhất gồm:
+ Hệ điều hành: Linux hoặc các biển thể của Linux
+ Hệ quản trị CSDL: My SQL Server, mongodb.
+ Ngôn ngữ lập trình web admin: Java
- Công nghệ Web-based, hỗ trợ người dùng cuối sử dụng thiết bị cầm tay thông minh với màn hình khổ rộng ví dụ iPhone, iPad, ... thông qua các trình duyệt web thông dụng
- Cho phép kết nối, tích hợp với nền tảng xác thực điện tử dùng chung (SSO) của tỉnh, thành phố.
- Kết nối với nền tảng LGSP sẵn có của tỉnh, thành phố để chia sẻ dữ liệu, sử dụng các CSDL dùng chung trong hệ thống CQĐT để đảm bảo tính thống nhất trên toàn địa bàn.
Phần mềm quản lý đám đông, truy vết vào ra thành phố
Kể từ đại dịch Covid-19 gây ra trên toàn cầu vào tháng 12/2019 đến nay đã hơn 01 năm, tuy nhiên thành phố Đà Nẵng vẫn chưa có hệ thống khai báo y tế cho riêng mình để thuận tiện trong việc theo dõi, kiểm soát, truy vết các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng cũng như khách đến Đà Nẵng.
Việc khai báo y tế được thực hiện thủ công tại hơn 5.000 địa điểm trên toàn thành phố thông qua các Biểu mẫu giấy làm chậm quá trình khai báo, gây nguy cơ lan truyền dịch bệnh, khó tổng hợp, báo cáo kịp thời để đưa ra các biện pháp kiểm soát dịch bệnh phù hợp.
Công ty CP Công nghệ số Thông Minh (SDT) đã tập trung phát triển thành công “Phần mềm quản lý đám đông, truy vết vào ra thành phố" với công nghệ sử dụng đáp ứng nhiều tiêu chí quan trọng:
Nhờ đó, khi đưa vào sử dụng, hệ thống khai báo y tế đã hỗ trợ tốt cho thành phố trong công tác kiểm soát và phòng chống dịch bệnh, cụ thể:
Nhật ký điện tử - Green Farm
Hiện nay nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam với hơn 70% dân số lao động trong lĩnh vực này. Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã giúp Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp khoảng 24% GDP, gần 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ nông sản của Việt Nam ngày càng được mở rộng, cơ cấu sản xuất hiệu quả hơn và gắn với nhu cầu thị trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, sự tăng trưởng của ngành Nông nghiệp vẫn chưa bảo đảm tính bền vững. Trước hết là những thách thức về thiên tai, dịch bệnh vẫn luôn tiềm ẩn, cơ sở hạ tầng của ngành Nông nghiệp cũng chưa đáp ứng. Bên cạnh đó, nhiều nông trại vẫn còn hoạt động khá thủ công, chưa ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành giúp nâng cao năng suất, giảm công lao động không cần thiết. Công việc đồng áng vốn vất vả quanh năm, đến cuối vụ thu hoạch, trừ hết các chi phí thuê mướn thì thực tế lời lãi chẳng còn được bao nhiêu.
Nếu là chủ quản lý cùng lúc nhiều nông trại thì một ngày làm việc sẽ vô cùng bận rộn từ sáng đến tối với những công việc nhàm chán lập đi lập lại như sau:
Đến vụ thu hoạch thì công sức bỏ ra gấp hai ba lần vì phải làm thêm quá nhiều việc:
Những công việc trên thực sự đã vắt kiệt sức lao động của chủ, không còn thời gian để suy nghĩ hoặc làm thêm bất kỳ việc gì khác.
Do vậy, cần một hệ thống phần mềm tiện dụng, giúp nhà nông giải quyết tất cả những khó khăn trên, quản lý hiệu quả công việc tại nông trại nhằm đem lại doanh thu cao nhất mà không tốn quá nhiều sức lực như trước đây. Đó là lý do ra đời Nhật ký điện tử - Green Farm.
Phần mềm này có thể bán trọn gói hoặc triển khai theo hình thức cho thuê trên công nghệ điện toán đám mây.
Với đầy đủ các chức năng từ cơ bản đến nâng cao, phần mềm này giúp nhà quản trị lẫn người sản xuất:
Công ty Cổ phần Công nghệ số Thông Minh (gọi tắt là SDT) được thành lập, quy tụ các nhà lãnh đạo tâm huyết, các chuyên gia CNTT và đội ngũ lập trình viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, xây dựng và triển khai các dự án Chính phủ điện tử, Chính phủ số và mô hình đô thị thông minh tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước trong suốt hơn 10 năm qua.
Gọi cho Công ty Cổ phần Công nghệ số Thông Minh để nhận tư vấn tốt nhất
(84-236) 3812 175
Tầng 10, tòa nhà CVPM số 02 Quang Trung, Thạch Thang, Hải Châu, TP. Đà Nẵng . - SDT Hà Nội: Tầng 3, CT1A-B, Khu đô thị VOV Mễ Trì Plaza, Mễ Trì, Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội . - SDT Hồ Chí Minh: Tòa nhà SB1, Lô 6B, đường số 3, CVPM Quang Trung, Q.12, TpHCM.